TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Lượt xem:


UBND HUYỆN KRÔNG NÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
I. ĐỊNH NGHĨA:
Tai nạn thương tích (TNTT) là những tổn thương thực thể trên cơ thể người do tác động của những năng lượng ( bao gồm cơ học, nhiệt, điện hóa học, phóng xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của con người.
Tổn thương sức khỏe thể chất như: chấn thương phần mềm của cơ thể, gãy, vỡ xương, tàn tật suốt đời…
Tổn thương về sức khỏe tâm thần như: lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn…
Trẻ em là đối tưởng dễ bị TNTT, bởi ở lứa tuổi này trẻ em rất hiếu động, thích tò mò, nghịch nghợm và chưa có kiến thức, kĩ năng phòng trách nên rất dễ bị TNTT.
II.PHÂN LOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Được phân làm 2 loại:
– Tại nạn thương tích theo chủ định
– Tại nạn thương tích theo nguyên nhân.
1. Tai nạn thương tích theo chủ đích
• Là những TNTT gây nên do có sự chủ ý( cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người khác.
• Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người, bạo lực nhóm, đánh nhau….
1.1 Tai nạn thương tích theo chủ định
Khái niệm: tai nạn thương tích được phân loại dựa theo ý định của các đối tượng tham gia vào quá trình diễn biến hay sự kiện gây ra TNTT. Phân loại này được chia thành 2 nhóm lớn là TNTT có chủ định và TNTT không có chủ định.
1.2. Tai nạn thương tích không chủ đích
• Là những TNTT gây nên do sự không chủ ý của những người bị TNTT hay của những người khác. Ỏ trẻ nhỏ rất hay gặp loại TNTT không chủ định.
• Ví dụ: TNTT do giao thông, duối nước, ngã, ngộ độc, cháy bỏng….
2. Tai nạn thương tích theo nguyên nhân
TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; xảy ra khi các đối tượng đang tham giao thông, các sự cố xảy ra đột xuất không kịp phòng trách, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.
Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Ngoài ra còn do sự phát xạ của tia cực tím, tia phóng xạ, điện, chất hóa học…
Đuối nước: Là những TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu…) dẫn đến ngạt do thiếu oxi hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vòng 24h hoặc cần đến chăm sóc của y tế hoặc bị các biến chứng khác.
2. Tai nạn thương tích theo nguyên nhân (TT)
• Điện giật:
• Ngã:
• Động vật cắn:
• Ngộ độc:
• Máy móc:
• Bạo lực: là những hành động sử dụng vũ lực hăm dọa hoặc đánh đập người, nhóm người dẫn đến tai nạn thương tích.
• Bom mìn và các vật nổ:
• Tử tự:
III.Các yếu tố nguy cơ gây TNTT
• Các yếu tố nguy cơ gây TNTT có thể chia thành 3 nhóm:
– yếu tố xã hội
– Yếu tố con người
– Yếu tố môi trường.
1. Yếu tố xã hội
• Yếu tố nguy cơ gây TNTT tùy thuộc vào các đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
• Trước đây TNTT trẻ em thường được đề cập tới ở các nước công nghiệp hóa phát triển. Hiện nay TNTT trẻ em ở các nước đang phát triển được coi là hậu quả không thể tránh khỏi.
• Sự gia tăng cơ giới hóa giao thông, sự đô thị hóa, sự thay đổi công nghệ ở các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng tình trạng TNTT ở các nước này.
2. Yếu tố con người
• TNTT thường phụ thuộc:
• Giới: nam có nguy cơ cao hơn nữ giới.
• Lứa tuổi: trẻ < 5 tuổi TNTT thường dị vật rơi vào đường tiêu hóa, đường thở, ngã, điện giật; trẻ 6-13 tuổi bị ngã, đuối nước, bỏng; trẻ 13 – 18 tuổi bị các TN giao thông, vật sắc nhọn, ngộ độc. • Do nhận thức hành vi: • Tình trạng sức khỏe: rối loạn tâm thần gây bỏng lửa, đánh nhau, chết đuối, ngộ độc; Sử dụng rượu và các chất kích thích: 2. Yếu tố môi trường 3.1. Môi trường vật chất: Yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà ( ổ cắm điện, cầu dao, dao kéo..) Yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường học( bàn ghế hư hỏng, ngộ độc do bếp ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…) Yếu tố nguy cơ thường gặp ở cộng đồng như hạ tầng giao thông không đảm bảo…) 3.2. Môi trường phi vật chất: Văn bản pháp luật chưa đồng bộ. Việc thực thi luật an toàn chưa tốt, chưa rõ ràng. Giáo dục chưa đầy đủ, nhận thức về PC TNTT còn hạn chế. IV. Phòng tránh tai nạn thương tích 1. Nguyên tắc và mục đích phòng TNTT: • Phòng tránh chủ động: Bản thân đối tượng cần được bảo vệ.  Mục đích: làm thay đổi hành vi của cá nhân. Ví dụ: đổi mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi ô tô… • Phòng tránh thụ động: Không đòi hỏi có sự tham gia của cá nhân cần được bảo vệ.  Mục đích: làm thay đổi môi trường, phương tiện của người sử dụng. Ví dụ: phân làn đường giao thông. 2. cấp độ phòng tránh TNTT Gồm 3 cấp độ: • Dự phòng cấp I • Dự phòng cấp II • Dự phòng cấp III • Dự phòng cấp I: dự phòng trước khi thương tích xảy ra  Ví dụ: đặt hàng rào chắn quanh ao, thực hiện nội quy, quy định phòng thí nghiệm ở trường học, các thiết bị an toàn… • Dự phòng cấp II: dự phòng trong khi xảy ra TNTT  Giảm mức độ nghiêm trọng của thương tích khi tai nạn xảy ra.  Ví dụ : đội mũ bảo hiểm. • Dự phòng cấp III: dự phòng sau khi sự cố xảy ra.  Làm giảm thiểu hậu quả các TNTT xảy ra: thực hiện các sơ cấp cứu. 3. Các chiến lược can thiệp phòng tránh TNTT • Chiến lược 4E:  Giáo dục  Cải tạo môi trường  Khuyến khích về kinh tế  Ban hành và tăng cường thực thi luật • Các yêu cầu khi lựa chọn chiến lược:  Có hiểu quả trong việc giảm TNTT  Có hiểu quả khi tiến hành các can thiệp  có được sự chấp nhận của cộng đồng  Thuận lợi khi thực hiện xét về mặt chính trị, kinh tế, hậu cần  Mức độ cam kết của cộng đồng và cá nhân  Chi phí hiểu quả. 1. Giai đoạn trước khi xảy ra TNTT • Ngăn ngừa việc tạo ra các yếu tố nguy cơ. Ví dụ: ngăn ngừa sản xuất các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia trong thực phẩm, mỹ phẩm; không cho sản xuất các loại đồ chơi không an toàn cho trẻ, không cho phép sản xuất pháo… • Giảm thiểu tổng khối lượng các yếu tố có hại. Ví dụ: đóng chai các chất lỏng dễ cháy, chất độc vào trong các thùng nhỏ • Ngăn chặn việc tác động các yếu tố có hại. Ví dụ: giảm tốc độ xe cộ 2. giai đoạn xảy ra TNTT • Làm thay đổi cường độ/phân bố tác động các yếu tố có hại tại nguồn Ví dụ: Đeo dây an toàn khi đi ô tô. • Tách yếu tố có hại với nhóm người có nguy cơ về thời gian/không gian. VD: tách riêng đường cho xe cộ và đường cho người đi bộ VD: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, sử dụng bảo hộ khi lao động trong điều kiện nguy hại. • Thay đổi cấu trúc và chất lượng các yếu tố nguy cơ. VD: sử dụng nồi cháo có tay cầm khi đun nấu sẽ không bị nóng 3. Sau khi xảy ra tai nạn thương tích. • Tăng cường chống chịu hoặc độ bền của các đối tượng cần được bảo vệ. VD: sử dụng các thiết bị bảo vệ trong thể thao • Cải thiện sự đáp ứng của dịch vụ cấp cứu. VD: thực hiện cấp cứu nhanh khi có các đôi tượng bị tai nạn thương tích. • Cải thiện dịch vụ cấp cứu và phục hồi chức năng. VD: Đào tạo và trang bị cho các nhân viên cấp cứu và kế cận Nam Đà, ngày 24 tháng 09 năm 2018 DUYỆT HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Trần Thị Thu Vi